Văn hóa Sóc_Trăng

Với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội của người Kinh, Hoa, Khmer và số ít người Chăm.

Lễ hội:

Tu viện Phật giáo tiểu thừa, Sóc Trăng

Lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo (Cúng trăng), được tổ chức đua ghe vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, cùng với lễ hội Loi -Pro tip - lễ hội thả đèn nước trên sông Nguyệt (sông Maspero) tại trung tâm thành phố Sóc Trăng. Năm 2013 là Festival Đua Ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức 2 năm một lần.

Lễ Sen Đôlta (thờ cúng tổ tiên của người Khmer)

Lễ Chol Chnăm Thmây (Vào năm mới),...

Lễ Nghinh Ong (ở Trần Đề)

Thanh minh (của người Kinh và Hoa).

Lễ hội thí vàng (tháng 7), chủ yếu là tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống.

Lễ kỳ yên ở các đình chùa. Mỗi làng xã người Việt, người Hoa thường có đình chùa và được tổ chức vào khoảng 3 ngày liên tiếp trong năm tùy đình chùa đó. Lễ hội chính là cúng thần và trình diễn cải lương.

Di tích

Chùa La Hán

Sóc Trăng là tỉnh có hơn 200 ngôi chùa của cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Nổi tiếng thì phải kể đến Chùa Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Chùa Đất Sét (Bửu Sơn tự), Chùa Khléang, chùa Chén Kiểu (chùa Salon), chùa La Hán, chùa Bốn Mặt (chùa Barai), chùa Quan Âm linh ứng, Chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đại Giác... Ngoài ra còn còn có đền thờ, đình, miếu, nhà thờ, thánh thất...


Bửu Sơn Tự, chùa Đất Sét

Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét): Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).

Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200 kg hai cây nến nhỏ nặng 100 kg và ba cái đỉnh bằng đất mỗi cái cao 2m. Hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.

Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi): Chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm [32]. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi[cần dẫn nguồn], phần lớn có sải cánh 1-1h,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa

Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn): Chùa được xây dựng vào năm 1875, chùa thờ ông bổn (Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng.

Chùa Phật học 2, phường 8, TP Sóc TrăngChùa Khleang

Khu căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú.

Đền thờ Bác Hồ, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung

Đặc sản

Một cửa hàng bán trà bánh (nhiều nhất là bánh pía) ở TP. Sóc Trăng

Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến như: